Mục lục
Gà bị khò khè rất có thể là một triệu chứng của một trong 3 bệnh gồm sổ mũi bình thường, sổ mũi truyền nhiễm Coryza và nhiểm khuẩn Mycoplasma Galliseptium.
Nguyên nhân chính khiến gà bị khò khè, khó thở?
Gà bị khò khè là hiện tượng mà nhiều anh em kê thủ không muốn gặp thấy nhất. Đây là triệu chứng đặc trưng của ba loại bệnh gồm sổ mũi thông thường, sổ mũi truyền nhiễm Coryza và nhiễm khuẩn Mycoplasma Galliseptium.
Trong đó, bệnh sổ mũi thông thường sẽ có nguyên nhân đến từ thời tiết chuyển đổi quá nhanh nên gà không thích ứng kịp hoặc tình trạng vệ sinh chuồng trại chưa được đảm bảo.
Sổ mũi truyền nhiễm Coryza sẽ do khuẩn Haemophilus (hay còn được biết đến với cái tên khuẩn Gram (-)).
Còn nhiễm khuẩn Mycoplasma Galliseptium thì nguyên nhân chính đến từ khuẩn như trong tên gọi, Mycoplasma.
Để có thể chữa bệnh dứt điểm cho gà, mọi người cần phải xác định đúng nguyên nhân để tìm các phương pháp đặc trị thích hợp. Như vậy, quá trình điều trị sẽ được rút ngắn và chi phí cũng giảm xuống tối đa.

Cần phải điều trị nhanh chóng cho gà bị khò khè
Khi gặp tình trạng gà bị khò khè cần phải nhanh chóng xem xét, đánh giá tình hình và nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia để biết được bệnh của gà.
Nếu tình hình bệnh chưa quá trầm trọng, kê thủ vẫn có cơ hội để cứu sống chiến kê yêu dấu của mình. Tuy nhiên, nếu phát hiện quá trễ, anh em chỉ có thể nghĩ đến việc bỏ qua công chăm sóc và nhận nuôi một chiến kê mới rồi.
Trong trường hợp bệnh của gà mắc là bệnh truyền nhiễm, nếu không thực hiện cách ly sớm, toàn bộ những gà sống chung đều sẽ mắc bệnh.
Thiệt hại về tiền của và tinh thần của kê thủ sẽ vô cùng lớn. Vì vậy nên mọi người cần cẩn thận và điều trị nhanh chóng cho gà bị khò khè.
Các loại bệnh thường có dấu hiệu khò khè ở gà
Sau đây là một vài loại bệnh có dấu hiệu đặc trưng là gà bị khò khè. Anh em hãy đọc kỹ về dấu hiệu và các triệu chứng đi kèm nhé.
Bệnh sổ mũi do nhạy cảm thời tiết ở gà đá
Bệnh sổ mũi do nhạy cảm thời tiết cũng có dấu hiệu đặc trưng là gà bị khò khè. Đối với bệnh này, anh em chỉ cần cho uống các loại thuốc kháng sinh nhẹ. Tập trung vào cải thiện bữa ăn và cho gà nghỉ ngơi.
Gà bị ho, thở khò khè liên tục trong ngày, nước mũi sẽ bị sổ ra. Chỉ sau một hai ngày là gà sẽ khỏi bệnh và khỏe trở lại.
Nhưng đặc biệt lưu ý, trong lúc gà bị bệnh, hệ thống miễn dịch của gà đang trong lúc suy yếu nhất nên cần được chăm sóc kỹ lưỡng.
Bệnh sổ mũi truyền nhiễm Coryza
Sau đây là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh sổ mũi truyền nhiễm Coryza ở gà:
- Gà bị khò khè vì mũi nghẹt.
- Phần đầu gà và mặt có những vết sưng không được bình thường.
- Mắt bị viêm, mí mắt khép lại không mở lớn ra được.
- Gà ủ rũ, bỏ ăn, sụt cân nhanh
- Khi vạch mũi ra, bên trong có bã dịch mũi bị đông cứng lại. Nếu để lâu, chúng sẽ tích tụ lại, chắn mất đường hô hấp của gà.
- Nếu là gà mái. sản lượng trứng sẽ bị giảm.
Bệnh nhiễm khuẩn Mycoplasma Galliseptium
Sau đây là một số triệu chứng đặc trưng của bệnh Mycoplasma Galliseptium:
- Gà bị khò khè trong đêm.
- Bị tiêu chảy nặng, phân có màu trắng (Triệu chứng này xuất hiện với các ca trong giai đoạn từ 4 đến 8 tuần).
- Gà ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn, nhỏ dãi, mắt bị sưng.
- Gà khó đẻ dù là đang ở thời điểm sinh sản.
- Một số con gà còn có dấu hiệu tự đập mỏ để kiếm đường thở vì mũi đã bị bịt kín bởi dịch nhầy mũi.

Bệnh CRD (hen) ở gà
Bệnh CRD hay còn gọi là hen gà có những triệu chứng đặc trưng sau đây:
- Gà bị khò khè lâu ngày không dứt, tiếng thờ khá yếu.
- Kết mạc mắt bị viêm, nước mắt chảy không ngừng nghỉ.
- Thường có dấu hiệu kèm với bệnh nhiễm khuẩn E. Coli, đây là hai chứng bệnh thường xuất hiện cùng nhau. Nếu để cả hai cùng tiến triển đến mức nặng, gà sẽ có tỷ lệ chết rất cao.
Loại thuốc nào điều trị tốt nhất cho gà bị khò khè?
Theo các chuyên gia tư vấn hàng đầu về phòng ngừa bệnh cho gà. Sau đây là 5 loại thuốc anh em nên sử dụng để chữa trị cho gà bị khò khè:
Thuốc Aziflor phiên bản mới nhất
Loại thuốc Aziflor có các công dụng chữa cho gà bị:
- Chữa bệnh gà bị khò khè, suyễn, hen lâu ngày không khỏi.
- Gà thở bị giật bụng.
- Gà bị viêm phổi dính sườn.
- Gà bị viêm vú, viêm tử cung.
- Gà bị tiêu chảy cấp, viêm ruột hoại tử.
- Gà bị nhiễm khuẩn E. Coli trong đường ruột.
- Gà bị thương hàn, sốt đỏ thân.
- Gà bị chán ăn, không rõ nguyên nhân.
- Đặc trị các loại bệnh CRD, CCRD, ORT, ho hen.
Cách dùng: Tiêm vào bắp chân của gà một lượng vừa đủ, tương đương với 1ml/10kg. Nếu bệnh nặng, tiêm lại sau mỗi 24 giờ.
Thuốc Tylogen loại 200 gram
Loại thuốc Tylogen 200gr có các công dụng chữa cho gà bị:
- Đặc trị bệnh viêm phổi, viêm phế quản, suyễn gà, gà bị khò khè, CRD, CCRD, ORT.
- Gà bị sưng phù ở đầu và mặt.
- Gà bị thương hàn, tụ huyết trùng nổi dấu đỏ lên da.
- Gà bị viêm ruột xuất huyết, viêm dạ dày, viêm tử cung, viêm khớp.
- Gà bị tiêu chảy nặng, ủ rũ, bỏ ăn
Cách dùng: Tiêm vào bắp chân của gà một lượng vừa đủ, tương đương với 1ml/7kgkg. Tiêm liên tục từ 3 đến 5 ngày.
Lưu ý: Dừng thuốc sau 7 ngày. Nếu vẫn chưa hết bệnh, anh em cần phải đổi thuốc hoặc đi thăm khám tại các đơn vị uy tín.
Thuốc Tilmicosine phiên bản 200S
Loại thuốc này có các công dụng như sau:
- Đặc trị bệnh gà bị khò khè, hen gà, CRD, CCRD, hen phức hợp.
- Gà bị sưng ở vùng mặt, đầu.
- Gà bị đóng vảy ở mỏ.
- Gà bị viêm khớp, di chuyển khó khăn.
Cách dùng: Hòa thuốc với nước hoặc trộn chung với thức ăn. Liều lượng tương đương 1g/10kg thể trọng của gà. Dùng thuốc liên tục từ 3 đến 5 ngày.
Lưu ý:
- Dừng thuốc sau 7 ngày. Nếu vẫn chưa hết bệnh, anh em cần phải đổi thuốc hoặc đi thăm khám tại các đơn vị uy tín.
- Nếu là gà lấy thịt, cần phải đợi 7 ngày sau khi ngừng tiêm thuốc để tiến hành mua bán.

Thuốc Doxy Premix
Loại thuốc Doxy Premix có các công dụng chữa cho gà bị:
- Đặc trị các bệnh liên quan đến hô hấp, gà bị khò khè.
- Gà bị vấn đề về tiêu hóa, ăn không thấy đói.
- Gà bị viêm phổi, hen suyễn cấp và mãn tính.
- Phòng ngừa được các triệu chứng đặc trưng của bệnh hen do virus gây ra.
Cách dùng: Trộn chung với thức ăn. Liều lượng tương đương 1g/5kg thể trọng/ngày. Dùng thuốc liên tục từ 3 đến 5 ngày. Nếu để phòng bệnh, anh em nên tăng liều lên thành 1g/6kg thể trọng/ngày.
Lưu ý: Nếu là gà lấy thịt, cần phải đợi 4 ngày sau khi ngừng dùng thuốc để tiến hành mua bán.
Thuốc Tylodox phiên bản 300S
Loại thuốc Tylodox có các công dụng chữa cho gà bị:
- Đặc trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, gà bị khò khè.
- Gà bị tụ huyết trùng.
Cách dùng: Hòa thuốc với nước hoặc trộn chung với thức ăn. Liều lượng tương đương 1g/10kg thể trọng/ngày hoặc 1g/2 lít nước/ngày. Dùng thuốc liên tục từ 3 đến 5 ngày.
Lưu ý:
- Nếu là gà lấy thịt, cần phải đợi 4 ngày sau khi ngừng dùng thuốc để tiến hành mua bán.
- Nếu là gà lấy trứng, cần phải đợi 15 ngày sau khi ngừng dùng thuốc để tiến hành mua bán.
Lời kết
Gà bị khò khè thường có rất nhiều nguyên nhân. Điều đầu tiên anh em cần làm là bình tĩnh, đánh giá chính xác nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh và lựa chọn loại thuốc đúng để điều trị. Mọi người nhớ tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn của thuốc để không bị dùng sai nhé.
XEM THÊM:
Gà Đá Cựa Sắt Ủ Rũ Bỏ Ăn – Cách Chữa Ít Tốn Tiền
Thức Ăn Cho Gà Đá Gia Tăng Tối Đa Khả Năng Chiến Đấu
Bí Kíp Xem Vảy Gà Đá Xổ Bao Bồ Siêu Hay Từ Cao Thủ ST666